Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Ý thức thanh tịnh

là cái không ở tâm tức là tâm không có niệm thiện ác. Ý thức thanh tịnh không liên hệ ngũ căn là Không Vô Biên Xứ Định. Cách thức tu nó chỉ giữ tâm chẳng niệm thiện niệm ác như các thiền sư đã dạy: “Giữ ông chủ, chăn trâu, biết vọng liền buông”, sau này các thiền sư lại chế ra pháp tu “tham thoại đầu, tham công án” và cuối cùng thì niệm danh hiệu Phật Di Đà tức là “Niệm Phật là ai?”.

Đây là những pháp môn tu ức chế tâm tối đa mà các Tổ đã tu sai lọt vào tưởng giải mới sản sanh ra những pháp môn như vậy. Loại thiền định này tu chẳng làm chủ được cái gì cả.
là ý thức của giới luật.

Ý thức thanh tịnh nhờ giới luật, ngoài giới luật ra thì không có pháp nào làm thanh tịnh ý thức. Ý Thức thanh tịnh chỉ được gọi tri kiến giải thoát mà thôi. Ý thức thiện vô lậu của đạo Phật thì không ngoài tâm thanh thản, an lạc và vô sự, vì thế đức Phật bảo phải tăng trưởng và kéo dài ra cái ý thức này.

Ý thức thanh tịnh thì có chánh niệm. Khi còn đang dùng dụng cụ rốt ráo Thân Hành Niệm để tu tập cho tâm ly dục ly ác pháp thì đó là tu tập làm cho ý thức thanh tịnh. Ý thức thanh tịnh chỉ là một sự khởi đầu cho 7 năng lực giải thoát của Phật giáo (Thất Giác Chi) xuất hiện để thực hiện tâm thanh tịnh (cao hơn giai đoạn ý thức thanh tịnh).

Ý thức thanh tịnh tức là có chánh niệm, chứ không phải tâm thanh tịnh. Có đủ 7 năng lực giác chi thì thân tâm mới thanh tịnh hoàn toàn. Ý thức thanh tịnh thì mới có 7 năng lực giác chi xuất hiện. Có chánh niệm thì ý thức mới thanh tịnh, chưa có chánh niệm thì coi chừng có tưởng lực xuất hiện.

Có tưởng lực xuất hiện thì cần phải dẹp.

Gợi ý